Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Trung Quốc mập mờ về dự án xây đập trên sông Nộ

Số phận của Nộ Giang vẫn chưa rõ ràng khi chính quyền tỉnh Vân Nam tuyên bố dừng mọi hoạt động xây đập nhỏ trên sông, nhưng lại không trả lời liệu có dừng dự án xây đập lớn.


trung-quoc-map-mo-ve-du-an-xay-dap-tren-song-no
Sông Nộ được UNESCO xếp hạng di tích thế giới cần bảo vệ. Ảnh: AFP
Theo SCMP, trong kỳ họp lưỡng hội tuần trước ở Bắc Kinh, Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Lý Kỷ Hằng cho biết chính quyền tỉnh quyết định dừng việc "khai khoáng nhỏ lẻ" và "dự án xây dựng nhà máy thủy điện quy mô nhỏ" trên sông Nộ, nhằm phục hồi thảm thực vật ven sông. "Lưỡng hội" là tên gọi tắt của kỳ họp giữa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính hiệp toàn quốc. 
"Nộ Giang sẽ trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới trong 5-10 năm tới. Nó sẽ vượt xa hẻm núi Grand Crayon (công viên hoang dã nổi tiếng) của Mỹ", ông Lý nói.
Sông Nộ bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua phía tây tỉnh Vân Nam, sát biên giới với Myanmar, chảy qua vùng đông bắc Myanmar, làm đường biên giới tự nhiên giữa quốc gia này và Thái Lan. Đây là con sông lớn duy nhất ở Đông Nam Á chưa có đập thủy điện nào được xây dựng và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Cuối năm ngoái, chính quyền Vân Nam tuyên bố sẽ xây dựng công viên quốc gia dọc hẻm núi sông Nộ, khiến các nhà bảo vệ môi trường lúc bấy giờ đang kêu gọi chấm dứt việc xây đập rất vui mừng.
Tuy nhiên, họ vẫn nghi ngờ vì quan chức tỉnh giữ thái độ im lặng trước thông tin liệu có xây dựng đập thủy điện cỡ lớn trên khu vực hay xảy ra động đất hay không. Kế hoạch này được cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo gạt bỏ năm 2005 vì e ngại ảnh hưởng tới môi trường và sự an toàn của dân cư trong vùng, nhưng được mang ra bàn lại vào năm 2013.
Những dự án xây đập cỡ nhỏ không bao gồm trong dự án xây dựng đập thủy điện cỡ lớn.
"Họ vẫn giữ thái độ mập mờ nước đôi. Không ai lên tiếng xác nhận về kế hoạch xây đập lớn", Wang Yongchen, một nhà môi trường học đã dành cả thập kỷ đấu tranh bảo vệ môi trường tự nhiên ven sông Nộ, nhận xét.
"Họ nói rằng việc xây đập lớn còn tùy thuộc vào lãnh đạo trung ương".
Trong dự án 5 năm phát triển năng lượng tái tạo trên toàn quốc giai đoạn 2016-2020, sông Nộ vẫn được liệt vào danh sách địa điểm lý tưởng để xây dựng đập thủy điện, Economic Information Daily hồi tháng một đưa tin.
Năm 2013, quốc vụ viện (chính phủ trung ương) Trung Quốc từng gây sốc cho các nhà môi trường học khi đột nhiên tung ra kế hoạch xây dựng ít nhất 5 trong số 13 đập thủy điện ở Nộ Giang. Kể từ đó, chính quyền địa phương bắt đầu chuẩn bị cho việc xây đập, như làm đường vào khu quy hoạch, nhưng cho đến nay đập thủy điện vẫn chưa chính thức khởi công xây dựng.
bo-sung-ban-do-song-no
Sông Nộ, hay còn gọi là sông Salween chảy qua Trung Quốc, Myanmar, ngăn cách biên giới Myanmar và Thái Lan. Ảnh: WWF
Theo nhận định của Stephanie Jensen-Cormier, giám đốc văn phòng Trung Quốc của International Rivers (Sông ngòi Thế giới), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ và hoạt động ở hơn 60 quốc gia, việc xây dựng đập thủy điện dọc sông Nộ mang lại hiệu quả kinh tế thấp, vì nhu cầu sử dụng điện không cao do nền kinh tế đang chững lại.
Feng Weixiang, một người dân ở khu vực sông Nộ đồng thời là cố vấn cấp cao của chính phủ, cũng thừa nhận điều này. Theo ông Feng, qua nhiều cuộc tranh luận, chính quyền thừa nhận "không cần thiết" phải xây dựng đập thủy điện nhỏ trên các nhánh của sông Nộ, tương đương 2/3 số đập trong dự án, vì công suất phát điện quá sức xử lý của hệ thống truyền tải.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã cảnh báo 40% loài thủy sinh vật đặc hữu ở Nộ Giang đã biến mất dưới bàn tay con người như khai thác thủy sản quá mức, khai khác và xây dựng. Nếu xây dựng đập thủy điện, đây sẽ là đòn giáng nghiêm trọng vào hệ sinh thái khu vực, ảnh hưởng tới hàng triệu nông ngư dân của những quốc gia khác xuôi dòng con sông.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons