Những việc làm gây hấn như đưa tên lửa, chiến đấu cơ tới quần đảo Hoàng Sa hay xây trạm radar trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến Trung Quốc bị cả thế giới quay lưng.
Trong bài bình luận trên tờ Washington Post, ông Dennis C. Blair, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ trong giai đoạn 1999 – 2000, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ giai đoạn 2009 – 2010, đã chỉ rõ những điểm bất lợi của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động gây hấn, nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Hiện tại, ông Blair là Chủ tịch Quỹ hòa bình Sasakawa của Mỹ. Bài viết cũng có quan điểm của Jeffrey W. Hornung, một đồng nghiệp của Blair tại Quỹ hòa bình Sasakawa.
Những hành động gây hấn liên tiếp
Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không và đáp tiêm kích phản lực xuống đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa hay xây dựng radar trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp và điều tàu hải cảnh bao vây bãi Hải Sâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động liên tiếp khiến Trung Quốc bị coi là kẻ bắt nạt trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới.
Tên lửa của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm được phát hiện khi vệ tinh thương mại Mỹ chụp toàn cảnh khu vực. Đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp nhiều năm qua. Bắc Kinh đã xây dựng nhiều công trình quân sự và dân sự trên đảo đồng thời ngang ngược tuyên bố chủ quyền với thực thể địa lý này.
Lính Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters |
Từ lâu, Trung Quốc lắp đặt radar giám sát, xây dựng sân bay và nhà chứa cho các loại máy bay quân sự ở Phú Lâm. Cuối năm 2015, Trung Quốc đưa tiêm kích phản lực J-11 tới đảo và tiếp tục thực hiện việc này trong năm 2016. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, khẳng định HQ-9 là lần thứ 3 Trung Quốc triển khai tên lửa tới Phú Lâm. Các hệ thống phòng không trước đó có uy lực kiểm soát bầu trời kém hơn so với HQ-9, vũ khí được đánh giá là tương đồng với S-300 của Nga. Những lần đưa tên lửa tới Phú Lâm trước đó của Trung Quốc diễn ra khi nước này tiến hành tập trận trong khu vực.
Trung Quốc tự cô lập
Các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra nhiều quan ngại. Tên lửa và chiến đấu cơ Bắc Kinh đưa tới Phú Lâm đi ngược lại với cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình của Trung Quốc. Nó nối dài những mâu thuẫn trong lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước vấn đề nóng bỏng nhất trong khu vực.
Trước những hành động hung hăng và bất chấp luật pháp của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và thế giới đang trở nên đoàn kết hơn. Nhiều nước chấp thuận cho tàu chiến, máy bay của Mỹ và Nhật Bản sử dụng quân cảng cũng như sân bay quân sự để tăng cường tuần tra Biển Đông. Các hiệp định hợp tác quân sự hay hỗ trợ an ninh cũng được ký kết.
Những hành động hung hăng cũng khiến vị thế địa - chiến lược của Trung Quốc trong khu vực yếu đi nhiều so với 6 năm trước, thời điểm Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi đó, về phía bắc, Trung Quốc không còn đủ khả năng kiềm chế Triều Tiên khi Bình Nhưỡng quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa liên lục địa. Mối đe dọa từ Bình Nhưỡng khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tăng cường hợp tác.
Cuối cùng, nền kinh tế của Trung Quốc đang trượt dốc sau thời gian dài tăng trưởng nóng. Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc giống một gã to con, thích hăm dọa và bắt nạt các nước láng giềng hơn một cường quốc có tiếng nói, uy tín và trách nhiệm trong khu vực. Những chính sách ngắn hạn và lạc hậu này sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc trong tương lai.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
0 nhận xét:
Đăng nhận xét